Số 2/23 đường Hùng Vương - Sở Dầu - Hồng Bàng - Hải Phòng
congtyngocminhhp@gmail.comHotline
0984375696So sánh công nghệ tách bụi khô và công nghệ tách bụi ướt trong nghiền cát nhân tạo để quyết định đầu tư sao cho phù hợp nhất.
Đầu tiên trước khi đi vào so sánh giữa hai công nghệ thì chúng ta cần làm rõ lý do tại sao mà phải tách bụi ra khỏi cát nhân tạo, bụi này sinh ra từ đâu và có ảnh hưởng như thế nào.
Có hai nguyên nhân chính sinh ra bụi từ quá trình nghiền cát nhân tạo đó là quá trình va đập của đá với đá, đá với hàm nghiền quá trình này rất khó kiểm soát kích thước vỡ ra của đá trong quá trình này có thể sinh ra các đá có kích thước rất nhỏ ( nhỏ hơn cả 0.375 mm) có thể dễ dàng đi qua mọi lớp sàng lẫn vào với các hạt cát đủ kích thước.
Nguyên nhân số 2 đó là trong cái quá trình va chạm của đá với một động năng rất lớn làm bề mặt đá nóng lên rất nhanh khiến đá nóng lên tới nhiệt độ 825 độ C, để tạo ra ooxxit canxi thường được gọi là vôi sống.
CaCO3 → CaO + CO2↑
Thứ 1: Với kích thước nhỏ các hạt bụi này có thể dễ dàng bám dính vào các hạt cát lớn hơn, không bị tách ra ở các lớp sàng kích thước nhỏ. Nó gây ra hiện tượng cát thành phẩm có quá nhiều hạt mịn làm giảm khả năng tạo liên kết với xi măng hoặc các thành phần kết dính khác.
Thứ 2: Nếu không có các cơ chế thu lại lượng bụi này thì sẽ dẫn tới hiện tượng phân tầng cát, các hạt to sẽ ở dưới chân đống còn các hạt nhỏ thì ở trên đỉnh đống.
Thứ 3: Bụi này có khả năng rất cao bị phát tán ra bên ngoài môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh.
Có hai công nghệ chính để tách bụi ra khỏi cát nhân tạo: Công nghệ tách bụi ướt – sử dụng nước để tách rửa các bụi bẩn ra.
Công nghệ tách bụi khô – tách bụi bằng một hệ thống các cột lọc và bơm hút không khí.
Với công nghệ này bụi sẽ được tách ra khỏi hát cát là 100%, và chi phí đầu tư ban đầu là rất rẻ vì nó vốn dĩ có cấu tạo rất đơn giản không yêu cầu cao về kĩ thuật thiết bị.
Nhưng vấn đề ở đây đó là bụi sau khi được tách ra sẽ được sử lý như thế nào: bụi này bao gồm các hạt rất nhỏ cộng thêm thành phần hóa học như vôi tôi khi gặp nước sẽ hình thành một thể huyền phù vừa có đặc tính của vôi vừa có đặc tính của bùn rất khó xử lý.
Nếu đơn vị sản xuất ở gần các con sông lớn thì có thể trực tiếp đổ thẳng ra sông, còn các đơn vị không có vị trí thuận lợi như vậy thì rất khó để xử lý một lượng thải rất lớn. Và nếu chẳng may các cơ quan quản lý môi trường vào kiểm tra thì rất có thể sẽ bị cấm hoạt động.
Ưu điểm:
– Không gây ô nhiễm môi trường.
– Tận thu được các bụi này để đem đi ứng dụng cho các lĩnh vực khác ví dụ như làm phụ gia cho các nhà máy đóng gạch không nung làm giảm lượng xi măng, mà lại tăng độ chống thấm của viên gạch. Cho vào bê tông asphanlt như một loại phụ gia đông cứng nhanh.
– Gia tăng giá trị kinh tế cho đá vôi. Cùng một mỏ đá nhưng hiện nay đã có thêm sản phẩm mới ngoài đá vôi xây dựng và cát bây giờ có thêm bột đá mịn.
Nhược điểm:
– Công nghệ mới đòi hỏi cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và thời gian chuyển giao công nghệ kéo dài.
– Số vốn đầu tư ban đầu sẽ rất lớn.