Số 2/23 đường Hùng Vương - Sở Dầu - Hồng Bàng - Hải Phòng
congtyngocminhhp@gmail.comHotline
0984375696Máy nghiền búa là thiết bị nghiền cấp 2 phổ biến để xử lý các loại khoáng vật có độ cứng trung bình và mềm với cường độ dưới 900 kg/cm2, chủ yếu là đá vôi, đá sét, đô lô mít và đá puzzolan.
Nghiền búa là công nghệ nghiền lạc hậu, các nước phát triển đã không còn sử dụng cho nghiền cốt liệu cách đây hơn 20 năm, với các nhược điểm không thể khắc phục như chi phí hao mòn vật tư rất lớn, năng suất không ổn định, tỷ lệ thành phẩm chính thu hồi rất thấp so với các công nghệ nghiền khác.
Bản chất cấu tạo máy nghiền búa rất đơn giản, gồm 1 đĩa có gắn nhiều quả búa văng quay quanh 1 trục dẫn động bởi mô tơ điện. Khi nguyên liệu được cấp vào thiết bị, búa văng quay tốc độ cao sẽ đập vỡ nát nguyên liệu. Trong đa số trường hợp, đáy máy nghiền búa sẽ có 1 sàng bằng gang đúc sẵn các lỗ xuất liệu có kích cỡ từ 40 – 100 mm. Nguyên liệu sẽ được đập cho đến khi nhỏ hơn cỡ lỗ sàng này và thoát ra ngoài.
Do nguyên lý nghiền “thép đập đá” nói trên, nó khiến cho sự hao mòn về vật tư cho búa văng rất lớn, đặc biệt với các loại đá có tính chất mài mòn cao như đá granite, sỏi sông, bazan, cao silic.
Ngoài ra, còn 1 nhược điểm lớn của máy nghiền búa, là năng suất bị giới hạn. Các thiết kế dây chuyền quy mô công nghiệp, máy nghiền búa không đáp ứng được yêu cầu về năng suất.
Một nhược điểm nữa, do nguyên lý nghiền đập vỡ trực tiếp, nên nguyên liệu bị đập nát với tỷ lệ hạt nhỏ nhiều, không có lợi cho việc sản xuất cốt liệu, vốn cần cỡ hạt 10-25 mm là nhiều nhất. Do đó, cùng 1 lượng đá cấp cho máy nghiền búa, lượng sản phẩm chính (đá 1*2) sẽ thấp hơn rất nhiều so với các loại máy nghiền tân tiến như máy nghiền côn và máy nghiền phản kích. Việc này làm gia tăng phụ phẩm (đá mi bụi, mi sàng – mạt), tăng chi phí sản xuất rất lớn, giảm tính cạnh tranh.
Vì các lý do trên, hiện nay máy nghiền búa không còn phổ biến ở các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, do giá thành đầu tư khá thấp, nên vẫn còn áp dụng nhiều ở Việt Nam.